Hiện nay, bếp từ đang là xu hướng tiêu dùng phổ biến
trong không gian bếp của mỗi gia đình. Để có những trải nghiệm tuyệt vời khi chế
biến món ăn với chiếc bếp này bạn phải biết cách sử dụng đúng cách.
Nhưng bạn có
chắc mình đã sử dụng bếp đúng cách? Những thói quen khi sử dụng bếp từ của bạn có
gì sai không? Và những thói quen sai lầm khi sử dụng ảnh hưởng như thế nào? Hãy
tìm câu trả lời trong bài viết này với chúng tôi nhé, nó cũng cực hữu ích cho cẩm
nang sử dụng bếp từ của bạn đó.
-
Thói quen sai lầm đầu tiên đó là rút nguồn
điện ngay sau khi kết thúc việc nấu nướng:
Thói
quen rút nguồn điện ngay sau khi kết thúc quá trình nấu có ở rất nhiều người.
Vì họ cho rằng làm như vậy có thể tiết kiệm điện, tránh hiện tượng chập cháy. Nhưng
bạn không biết rằng chính thói quen này lại làm ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ
của bếp. Việc rút nguồn điện ngay khi nấu xong sẽ làm quạt tàn nhiệt ngừng hoạt
động, quá trình làm mát bị chậm lại, lượng nhiệt nóng sẽ ảnh hưởng đến bếp.
Các chuyên gia Fagor khuyên bạn nên bỏ thói
quen này ngay, khi kết thúc quá trình nấu, bạn chỉ cần nhấn nút OFF trên mặt bếp
là được. Các dòng bếp từ chính hãng, đặc biệt là bếp từ Fagor có độ an toàn gần
như tuyệt đối với khóa an toàn, chế độ cảnh báo chống tràn, tự động ngắt khi có
sự cố nên không phải lo bị chập điện.
-
Không thường xuyên vệ sinh bếp từ:
Việc vệ
sinh bếp từ thường xuyên không chỉ giúp bếp luôn sáng bóng mà đảm bảo độ bền cho bếp. Các bộ
phận của bếp nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ bị cáu bẩn, hoạt động chậm
chạp, không hiệu quả, tuổi thọ của bếp vì thế mà giảm xuống.
-
Luôn sử dụng bếp ở nhiệt độ cao liên tục:
Rất nhiều người nghĩ rằng tận dụng nấu bếp ở mức công suất tối đa sẽ rút
ngắn thời gian nấu. Nếu bếp liên tục hoạt động ở nhiệt độ cao dễ gây quá tải và
ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Nhiệt độ làm nóng trên bếp từ rất cao vì vậy
bạn có thể yên tâm về hiệu suất làm việc của bếp.
-
Che kín luồng khí lưu thông khi bếp từ đang hoạt
động:
Với thiết
kế tinh tế, gọn nhẹ, mặt bếp bằng phẳng, nhiều chị em đã thường tận dụng khoảng
trống ấy để đặt xếp đồ đạc khi bếp
đang hoạt động. Điều này đã vô tình khiến bộ phận tản nhiệt bị che kín,
dẫn đến tình trạng bếp bị quá nhiệt. Hơi ẩm mốc trong quá trình đun nấu lâu
ngày bị đọng lại, không được làm sạch khiến bếp nhanh bị hỏng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét