Lò vi sóng của fagor

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Tại sao không nên ăn thực phẩm để lâu trong tủ lạnh

Vì không có thời gian mua thực phẩm thường xuyên nên nhiều gia đình có thói quen lưu trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Thức ăn thường được dự trữ trong một tuần, một tháng có khi lại nhiều hơn. Thói quen này tiện thì có tiện nhưng cũng chính bởi thói quen đó lại mang những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh thì tốc độ phá hoại của vi khuẩn càng chậm, và do vậy làm chậm quá trình thay đổi về mặt hóa học của thực phẩm.
Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh vẫn không thể ngăn sự hư hỏng của thực phẩm, đặc biệt là thịt. Theo nữa chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi. Với các loại tủ lạnh cách nhiệt tốt có dung tích 130L, thực phẩm sẽ không bị hư hỏng trong ba ngày. Với tủ lạnh có dung tích lớn hơn thì thời hạn có thể đến một tuần.
Thông thường trong tủ lạnh có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến và cả thực phẩm sắp hư,…nên điều đáng lo ngại không nằm ở thời gian bảo quản kéo dài bao lâu mà từ việc lưu trữ nhiều loại thực phẩm.
Lớp nấm mốc thường tiềm ẩn trong thực phẩm sắp hư, nhất là những thực phẩm được bọc lá. Trong thời tiết nóng ẩm như nước ta thì càng tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh. Và trong quá trình phát triển, nấm mốc thường sinh ra chất Aflatoxin – một chất có nguy cơ gây ra ung thư gan.
Đặc biệt là giò chả, thịt cá, bánh bị mốc, sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn và độc tố aflatoxin. Những chất độc này một khi bị hấp thụ vào cơ thể, nhẹ sẽ dẫn tới một loạt các triệu chứng như: khó chịu, nôn mửa, đau đầu, tiêu chảy, hoa mắt, mất thính lực, viêm ruột và toàn thân mất hết sức lực, nặng sẽ dẫn tới dị tật thai nhi, ung thư và lão hóa da. 
Ngoài ra, chủng nấm Aspergillus flavus gây mốc ở lạc, chủng nấm mốc Penicillium gây mốc ở gạo, cơm cũng được các nhà khoa học cũng ghi nhận. Các chủng nấm này đều có nguy cơ gây bệnh.  Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ chớm mốc hoặc mốc thì không được sử dụng.
 Hơn thế nữa, những thực phẩm mới được đưa vào tủ lạnh có thể bị lây nấm mốc từ những thực phẩm được để trong tủ lạnh thời gian dài. Do vậy làm giảm thời gian lưu trữ thực phẩm.
Thực phẩm đã được nấu chín bảo quản ở trong tủ lạnh cũng không an toàn, chỉ sau một thời gian ngắn, bên trong những thực phẩm này sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn.
Việc dự trữ quá nhiều đồ bên trong tủ lạnh cũng làm giảm khả năng lưu thông khí lạnh và là nguyên nhân gây ra tốn điện.

Một vài lời khuyên khi sử dụng tủ lạnh:

-         Lưu trữ riêng biệt thực phẩm chín và thực phẩm tươi sống.

-         Không nên để đồ ăn nóng vào tủ lạnh

-         Bọc kín thực phẩm bằng hộp nhựa, túi ni-lông trước khi cho vào tủ lạnh

-         Chia nhỏ thực phẩm để chúng được làm lạnh đều.

Bí quyết xử lí mùi hôi cho máy giặt

Máy giặt là thiết bị loại bỏ cặn bẩn cho quần áo rất hiệu quả nhưng nó lại không thể tự làm sạch cho chính mình. Vì thế sau một thời gian sử dụng máy sẽ tích tụ mùi hôi từ mấm mốc, cặn xà phòng và vi khuẩn. Nếu không làm sạch máy giặt đúng cách, quần áo của bạn dễ bị lây mùi hôi trong lúc giặt và có thể gây kích ứng cho da khi mặc vào người.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực máy giặt, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn bí quyết xử lí mùi hôi khó chịu này.
Nguyên nhân máy giặt có mùi hôi:
Máy giặt có mùi hôi thường là do cặn bẩn, nước thải không thoát hết xuống cống mà bị đọng lại một phần trong lòng cống, hoặc có thể do meo mốc phát triển ở bên trong.
Cách xử lí mùi hôi cho máy giặt
-         Vệ sinh bên ngoài máy giặt:
Bạn dùng miếng vải cotton thấm giấm chà xung quanh các cạnh của nắp/cửa để loại bỏ nấm mốc và cặn chất tẩy rửa. Giấm có rất nhiều công dụng trong việc tẩy rửa, khử mùi.
Tháo hộp đựng nước xả, chất tẩy rửa và chà sạch nó trong chậu nước. Tiếp đó, bạn lau khô ngăn này và lắp trở lại vị trí cũ.
-         Vệ sinh bên trong máy giặt:
Dùng miếng sốp bọt biển để làm sạch tàn dư trong các khoang chứa nước xả và xà bông. 
Riêng đối với máy giặt cửa trước, bạn dùng khăn giấy, chà mép cao su viền quanh khung cửa, lau sạch cả trong lẫn ngoài.
-         Tiêu diệt tận gốc mùi mốc meo:

Bạn cắm điện cho máy, chọn chế độ nước nóng nhất với một chu trình giặt lâu nhất. Tiếp đó đổ 2 tách giấm  vào lồng giặt. Để  cho máy chạy trọn 1 chu kỳ không quần áo rồi lại cho chạy thêm 1 chu kì nữa, chạy với 2 tách thuốc tẩy nước (bleach).
Làm như vậy là bảo đảm máy giặt sẽ không còn chút mùi mốc meo nào lảng vảng, sạch bong như mới. Tiếp đó, cứ một tuần một lần, bạn có thể cho máy chạy một chu kỳ trống, với 1 tách baking soda pha 1 tách giấm.
Với cách xử lí mùi hôi cho máy rất đơn giản như vậy máy giặt của bạn đã thơm tho, sạch bóng và sẵn sàng cho mẻ giặt tiếp theo.