Lò vi sóng của fagor

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Kinh nghiệm sử dụng bếp từ đúng cách

Với ưu điểm sạch sẽ, mẫu mã đẹp, nhỏ gọn, tốc độ nấu nhanh bếp từ đang được nhiều bà nội trợ lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần phải chú ý để đảm bảo sự an toàn, tránh làm hỏng bếp.
Dưới đây chúng tôi xin tư vấn một số kinh nghiệm sử dụng và bảo quản bếp từ đúng cách:

-         Sử dụng bếp với nguồn điện an toàn

Khi sử dụng bếp từ trong gia đình, bạn cần tính xem tổng công suất tiêu thụ điện là bao nhiêu và đối chiếu với công tơ điện để đảm bảo không gây ra sự cố mất an toàn về điện. Các phích cắm ổ cắm cũng phải trên 5A và dùng riêng, không được cắm chồng lên dùng chung, đồng thời các dây điện phải có tiết diện lớn để đảm bảo an toàn trong quá trình đun nấu.

-         Không nấu ở nhiệt độ quá cao

Bếp từ có tốc độ làm nóng xoong, chảo nhanh hơn nhiều so với bếp ga. Do vậy nếu bạn mới bắt đầu nấu mà sử dụng nhiệt độ quá cao có thể làm chảo, xoong bị cháy. Do vậy để an toàn lúc mới bắt đầu nấu bạn nên để chế độ nhiệt độ thấp. Thêm vào đó, không để nồi không trên bếp đang hoạt động, rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi - không hoạt động, hay làm nồi cháy hoặc biến dạng.

-         Tiết kiệm năng lượng

Khi nấu gần xong thức ăn, bạn nên tắt bếp trước vài phút, hơi nóng còn lại đủ giúp cho thức ăn chín tới. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm vào xào, không áp dụng khi chế biến những món chiên.
-         Phải sử dụng đúng loại chảo
Không nên sử dụng chảo nhôm vì loại chảo này không phù hợp khi dùng bếp từ. Nên chọn chảo, nồi bằng inox có đáy từ hay từ tính. Các loại muỗng mà bạn sử dụng cũng phải có khả năng chịu nhiệt. Các dụng cụ nấu bằng kim loại đều phải có tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng khi sử dụng.
Bếp từ là một thiết bị còn khá mới với nhiều người. Vì thế phải biết cách sử dụng bếp từ đúng cách để không gây hỏng bếp và đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sử dụng.

Mẹo hay bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu và an toàn nhất

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không phải loại nào cũng giống nhau. Và thời gian bảo quản như thế nào được lâu nhất, an toàn nhất và không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người vẫn chưa biết.
Trước hết bạn phải chọn hộp đựng thức ăn. Thông thường mọi người hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Nếu dùng đồ nhựa thì chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là  "0% BPA hay "BPA-free" hoặc nên dùng hộp đựng bằng kính thủy tinh với ưu điểm là dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì thân thiện với môi trường.
Đối với thực phẩm tươi sống như cá, thịt, tôm, việc bảo quản thực phẩm đúng cách đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo giá trị dinh dưỡng và độ tươi ngon của thực phẩm. Chính vì thế bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
-         Không nên để các loại thực phẩm dễ hư như cá, hải sản, thịt,… trái cây quá 2 tiếng ở nhiệt độ thường, mà phải bỏ chúng vào tủ lạnh để bảo quản.
-         Đối với cá thịt tươi muốn để lâu bạn nên bảo quản lạnh từ 0 - 4°C, giò chả nếu nguyên cái phải bảo quản ở 0 - 7°C,  thì dùng được từ 7 - 10 ngày.
-         Trước khi bảo quản bạn cần rửa sạch, thay túi, giấy gói khác. Không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín.
Đối với trái cây tươi, bạn cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh với những chú ý sau:
-         Trái cây sau khi mua về loại bỏ những trái hỏng, nhặt sạch cuống, rửa sạch, để ráo và tiến hành phân thành từng loại riêng.
-         Cho từng loại trái cây vào túi nilon và để trong ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không để vào ngăn mát trên cùng hay ngăn đá bởi nhiệt độ quá lạnh sẽ làm trái cây hỏng rất nhanh .

-         Với những trái cây đã được sử dụng một phần bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi bảo quản ở ngăn dưới cùng tủ lạnh.
Với các thực phẩm như củ cải, khoai lang, chuối, đồ hộp, dưa thì không nên cất giữ trong tủ lạnh. Để tránh thời gian tồn trữ quá lâu nên có một bảng ghi các loại thực phẩm cất giữ, treo ngoài tủ lạnh để tiện theo dõi.